Tôn trọng trẻ, trí tuệ thảm thấu, thời kì nhạy cảm, môi trường học được chuẩn bị là những nguyên tắc chính trong phương pháp giáo dục Montessori. |
Nguyên tắc đơn giản trong phương pháp giáo dục Montessori Với trẻ em, mọi vấn đề, mọi thứ càng đơn giản càng giúp trẻ hiểu sâu và nhanh nhất. Ví dụ, mỗi khi trẻ đặt ra câu hỏi tại sao thì bạn nên tìm những từ dễ hiểu, đơn giản để giải thích cho trẻ. Hoặc khi muốn dạy trẻ một điều gì mới, bạn hãy đi trực tiếp vào vấn đề chứ đừng nói vòng vo sẽ khiến trẻ khó hiểu. Nguyên tắc bình tĩnh Với trẻ nhỏ bạn rất dễ bị stress, nhưng giữ bình tĩnh là nguyên tắc quan trọng để dạy trẻ nói chung và dạy trẻ theo phương pháp Montessori nói riêng. Kiên nhẫn chờ đợi trẻ sẽ là cách để trẻ tự lập nhanh hơn. Ví dụ, khi trẻ không dọn đồ chơi về đúng vị trí, người lớn càng giục trẻ càng lờ đi, lúc đó bạn cần bình tĩnh và dọn một vài món đồ mẫu trước, trẻ có thể sẽ lập tức đòi cất lại đồ bạn đã cất, lúc đó con đã học được cách dọn đồ, thời gian lặp lại nhiều lần sẽ hình thành thói quen ngăn nắp. Không làm cản trở sự tập trung của trẻ Khi trẻ đang say mê với một món đồ nào đó, người lớn không nên xen vào trừ khi có lí do đặc biệt. Khi trẻ tập trung sẽ nghĩ ra nhiều cách chơi khác nhau của riêng mình cũng như tìm được cách giải quyết những vấn đề gặp phải trong lúc chơi. Không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt trong môi trường Montessori Khác với giáo dục truyền thống thường có khen thưởng, phạt để khuyến khích trẻ đạt được thành tích nào đó thì trong phương pháp giáo dục Montessori lại không tồn tại và không được phép hình thức thưởng phạt. Khi trẻ làm sai, bạn hãy giải thích và minh họa cách làm đúng cho trẻ. Nên khích lệ, động viên ghi nhận sự cố gắng của trẻ thay vì trao thưởng. Đừng làm nghiêm trọng vấn đề mà hãy giúp trẻ nhận thức được những việc trẻ làm chưa đúng. Giáo viên và phụ huynh chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ Với phương pháp giáo dục Montessori, trẻ là trung tâm của các hoạt động học tập. Bởi vậy, thầy cô giáo hay phụ huynh chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, khích lệ trẻ chủ động khi làm hoạt động và tự học theo năng lực cũng như sở thích riêng của mình. Thay vì áp đặt, người lớn hãy đóng vai trò là bạn đồng hành với trẻ. Chúng ta nên làm mẫu cho trẻ để trẻ quan sát, nhìn nhận cách làm đúng. Bạn nên tuân thủ nguyên tắc không can thiệp trực tiếp vào việc học của trẻ nhưng không được bỏ rơi trẻ. Quan sát và đưa ra gợi ý là những việc bạn nên làm với trẻ.
|